WORD SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 NĂM 2023
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
Phần I: Đặt vấn đề.
Như chúng ta đã biết: môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, Tập đọc là phân môn giữ vị trí hết sức quan trọng, không thể thiếu được. Nó là chìa khoá, là phương tiện để giúp học sinh Tiểu học tiếp xúc với kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại.. Biết đọc, con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới một cách chủ động, có điều kiện hưởng một nền giáo dục mà xã hội dành cho họ, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin. Chính vì thế, dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở bậc Tiểu học
Tất cả các hình thức đọc này đều đòi hỏi phải có phương pháp đọc thích hợp. Kĩ năng đọc phát triển cùng với kĩ năng hiểu nên phải hiểu nội dung bài tập đọc thì mới đọc đúng, đọc hay. Khi đã đọc đúng, đọc hay thì càng hiểu sâu sắc nội dung của bài đọc.
Chính vì tầm quan trọng của việc dạy tập đọc cho học sinh Tiểu học, với những kinh nghiệm đã tích lũy được, tôi mạnh dạn đưa ra
“ Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5”.
Phần II. Nội dung
- Thực trạng của vấn đề
- a) Ưu điểm
– Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, năng động, quan tâm, chỉ đạo sát sao việc dạy của thầy, học của trò.
– Bản thân luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ.
– Học siuh ngoan, lễ phép, có ý thức vươn lên trong học tập.
- b) Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
* Hạn chế: Năm học 2021 – 2022, tôi được sự phân công giảng dạy lớp 5D, tổng số học sinh trong lớp là 41.
– Bước chuẩn bị giờ tập đọc chưa quan tâm đầu tư.
– Nhiều học sinh phát âm sai về âm, vần ngắt hơi, nghỉ hơi chưa đúng.
– Hầu hết học sinh không đọc đúng tốc độ, cường độ.
- Học sinh chưa nhận diện từ ngữ, ý chính trong các bài tập đọc.
– Nhiều học sinh chưa đọc đúng, hiểu nội dung chưa sâu.
* Nguyên nhân hạn chế:
– Một số gia đình chưa quan tâm đến các em nên việc giao nhiệm vụ học ở nhà hiệu quả chưa cao.
– Nhiều học sinh ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương, sự quan tâm của một số giáo viên lớp dưới chưa chú trọng nhiều đến việc sửa cách phát âm cho các em trong các giờ học.
– Trình độ học sinh không đồng đều. Trong giờ tập đọc, nhiều giáo viên chưa chú trọng rèn kỹ năng đọc đúng tốc độ .
Từ những nguyên nhân nêu trên dẫn đến việc đọc hiểu của học sinh gặp nhiều khó khăn, vì thế tôi đề ra một số các giải pháp để rèn kỹ năng đọc hiều cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả đọc hiểu cho học sinh lớp 5.
- c) Kết quả khảo sát trước khi áp dụng biện pháp.
* Thời điểm: Đầu năm học 2021 – 2022
* Đối tượng khảo sát: Lớp 5D (lớp thực nghiệm) và lớp 5C (lớp đối chứng)
* Kết quả cụ thể:
Lớp | Số HS | Đọc đúng | Đọc đúng tốc độ | Đọc hiểu nội dung | Đọc diễn cảm tốt | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
5C | 42 | 25 | 59.5 | 15 | 35.7 | 13 | 30.9 | 11 | 26.2 |
5D | 41 | 24 | 58.5 | 16 | 39.0 | 12 | 29.3 | 12 | 29.3 |
- Các biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh:
- b) Biện pháp 1: Chuẩn bị cho việc đọc
* Mục tiêu: Giúp học sinh chuẩn bị các điều kiện, vốn kiến thức sẵn có để hoàn thành yêu cầu cần đạt của bài học.
* Cách thức tiến hành.
Trước khi đến tiết tập đọc, bao giờ học sinh cũng soạn bài trước ở nhà. Yêu cầu này gồm: đọc trước toàn bài từ 3 đến 5 lần cho lưu loát, tập trả lời trước các câu hỏi trong sách giáo khoa.
– Các em cần đọc thầm nhiều lượt để tìm hiểu nội dung và cách đọc.
– Ghi ký hiệu và lời chỉ dẫn đọc diễn cảm đối với từng khổ thơ trước khi luyện đọc:
+ Ghi ký hiệu đọc trong bài: ngắt nhịp ( / ), nghỉ hơi ( // ), nhấn giọng hoặc kéo dài ( _ ), cao giọng ( ), thấp giọng ( ).
+ Ghi lời chỉ dẫn đọc ở cột dọc, cạnh từng đoạn văn, đoạn thơ: chú ý cả cách đọc ( nhanh, chậm, vừa phải) và cảm xúc khi đọc ( bình thường, buồn, vui, tự hào).
Tôi luôn tạo cho các em tư thế tốt khi đọc. Khi ngồi đọc cần ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt tới sách nên từ khoảng 30-35 cm, cổ và đầu thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơib) Rèn cho học sinh kỹ năng đọc đúng
* Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng các từ, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ trong câu văn dài, ngắt nhịp đúng các dòng thơ.
* Cách thức tiến hành.
Đọc đúng là sự tái hiện âm thanh bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần, tiếng; thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. Ở địa bàn Lãng Ngâm, các em còn nhầm l/n do chưa chú ý phát âm. Giáo viên cần nhắc nhở thường xuyên, yêu cầu đọc đi đọc lại các tiếng còn đọc sai. Đọc đúng bao gồm đọc đúng các âm thanh, ngắt hơi đúng chỗ, đọc đúng tiết tấu, ngữ điệu câu. Cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc, không được tách một từ ra làm hai. Ví dụ 1:
Chắt trong vị ngọt / mùi hương
Lặng thầm thay / những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất / đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa / đã tàn phai tháng ngày.
(Hành trình của bầy ong – TV5, tập 1)
- c) Rèn kỹ năng đọc đúng tốc độ.
* Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng tốc độ của văn bản.
* Cách thức tiến hành.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh theo tốc độ đã định. Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài. Giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc.
- d) Rèn kỹ năng đọc hiểu
* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu nội dung và trả lời các câu hỏi trong bài học.
* Cách thức tiến hành.
Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung bài đọc. Do đó, dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu: kết quả đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài, tức là tất cả những gì được đọc. Giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc. Bắt đầu từ việc hiểu nghĩa từ. Để hiểu và nhớ những gì được đọc, giáo viên hướng dẫn học sinh không phải xem tất cả các từ đều quan trọng như nhau mà cần sàng lọc để giữ lại những từ “chìa khóa”, những nhóm từ mang ý nghĩa cơ bản. Đó là những từ giúp ta hiểu được nội dung của bài. Ví dụ: Trong bài: “Cửa sông” (TV5, tập 2), ở khổ thơ đầu:
Là cửa / nhưng không then khóa
Cũng không khép lại bao giờ
Mênh mông / một vùng sóng nước
Mở ra bao nỗi đợi chờ.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc để tìm những hình ảnh, từ ngữ để nói về nơi sông chảy ra biển, đặc biệt ở đây là từ ‘‘cửa’’ được dùng với nghĩa chuyển, giúp học sinh thấy được với lối chơi chữ độc đáo, tác giả đã làm nổi bật lối ví von để người đọc có cảm giác cửa sông rất gần gũi, thân quen, cửa sông giống như một cái cửa của dòng sông, mở ra để sông đi vào lòng biển lớn.
Việc giúp học sinh tiếp nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương, hướng dẫn các em phát hiện những tín hiệu nghệ thuật và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung, biểu hiện bằng những từ gợi tả, gợi cảm, giúp làm nên vẻ đẹp riêng của từng bài tập đọc.
- e) Rèn kỹ năng đọc diễn cảm
* Mục tiêu: Giúp học sinh có kỹ năng làm chủ ngữ điệu, cường độ, giọng đọc để biểu đạt.
* Cách thức tiến hành.
Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc có các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông
1
LINK TẢI