SKKN “Một số giải pháp làm tốt công tác chủ nhiệm để nâng cao năng lực cho học sinh ở lớp 5B trường Tiểu học Công Hải, Thuận Bắc.” LINK DRIVE

SKKN “Một số giải pháp làm tốt công tác chủ nhiệm để nâng cao năng lực cho học sinh ở lớp 5B trường Tiểu học Công Hải, Thuận Bắc.” LINK DRIVE

Chào mừng quý thầy cô đến với hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi:

Năm học 2022 – 2023.

 

Hhuyện Thuận Bắc tỉnh Ninh thuận.

 

Một số giải pháp  làm tốt công tác chủ nhiệm để nâng cao năng lực cho học sinh ở lớp 5B trường Tiểu học  Công Hải huyện Thuận Bắc tỉnh Ninh thuận.

 

I.Thực trạng

  1. Thuận lợi

– 100% học sinh ngoan lễ phép với thầy cô và cha mẹ.

– Tích cực học tập, tham gia nhiệt tình các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

– Có đủ đồ dùng học tập, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần.

– Được sự quan tâm của quý bậc cha mẹ học sinh.

– Được sự quan tâm của nhà trường và chính quyền địa phương.

– Sự nhiệt tình kèm cặp dìu dắt của thầy cô chủ nhiệm và bộ môn.

  1. Khó khăn

– Đa số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên hạn chế về kĩ năng sử dụng và khai thác thông tin .

– Nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, sống cùng ông bà cha mẹ đi làm ăn xa. Nhiều em học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo.

– Một số em học sinh nhận thức chậm, chưa được sự quan tâm từ phía gia đình.

– Một số em chưa thật sự tự tin và chưa mạnh dạn khi giao tiếp.

  1. Các giải pháp

1.Duy trì tỉ lệ chuyên cần:

– Tích cực phối hợp cha mẹ học sinh và hội cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở con em mình đi học đầy đủ và đúng giờ.

– Giáo viên chủ nhiệm nắm chắc địa chỉ và số điện thoại của cha mẹ học sinh để khi các em nghỉ cần liên hệ trực tiếp  với cha mẹ hoặc người thân học sinh.

– Duy trì sĩ số học sinh đến cuối năm học: 29 em; Đạt 100 %.

 

  1. Giải pháp nâng cao chất lượng

2.1.Biện pháp 1: Công tác tổ chức lớp học.

        2.1.1. Nắm hoàn cảnh và đặc điểm gia đình từng học sinh

Một trong những yếu tố quan trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp, trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác lấy thông tin học sinh. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu các em điền đầy đủ các  thông tin trong phiếu:

 

 

Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh, hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

Từ phiếu điều tra đó tôi nhận biết được trong lớp còn có 1 học sinh là em Pi Năng Bình Minh chỉ ở với mẹ nhà lại khó khăn, mẹ chưa có việc làm ổn định. Nhờ biết được những thông tin đó mà trong những lần họp hội đồng nhà trường, tôi thường hay đưa ra những kiến nghị lên Ban giám hiệu nhà trường, để có biện pháp giúp đỡ cho hai em này chẳng hạn như xin  hỗ trợ  ăn trưa hàng tháng, tuy không nhiều nhưng cũng một phần nào đó làm em đỡ vất vả hơn.

Đặc biệt là qua phiếu điều tra này mà tôi được biết trong lớp có hai em là, Mấu Thị Kim Khuynh và em Dương Hiếu Nghĩa là nhà xa lại phải đi học sáng chiều hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng hai em này lại có học lực rất là tốt. Trong các tiết sinh hoạt lớp tôi thường hay lấy tấm gương này của hai em, để giáo dục các bạn trong lớp về sự chuyên cần và vươn lên trong học tập, phần là để tuyên dương hai em phần là khích lệ tinh thần học tập của các em khác. Đồng thời tôi liên lạc với phụ huynh để chia sẽ những khó khăn cũng như phối hợp với gia đình động viên các bạn trong học tập cũng như trong cuộc sống Cũng từ phiếu điều tra đó mà tôi biết được các em đều yêu thích văn nghê, thể dục thể thao, thích các hoạt động trải nghiệm và đa số các em không thích học hai môn Tiêng Việt và Toán. Đây là một thông tin rất giá trị với tôi. Từ đó tôi đã thay đổi cách lên lớp của mình, thay vì chỉ có học thôi thì nay tôi đưa trò chơi vào trong bài học, thay vì kiểm tra bài bằng hình thức phỏng vấn tôi thay bằng các hình thức khác như trò chuyện cởi mở hoặc là tổ chức các cuộc thi, đưa các kỹ thuật vào dạy học….tôi dành thời gian nhiều hơn để trò chuyện cùng các em, xóa bớt khoảng các giữa thầy và trò. Có lẽ vậy mà năng lực của lớp tôi ngày càng tiến bộ cả về học lực cũng như năng lực phẩm chất.

Em Khuynh bên phải, em Nghĩa ở giữa hỉnh ảnh.

 

 

 

2.1.2 Tổ chức bầu Hội đồng tự quản của lớp:

Từ khi mô hình trường học mới được áp dụng vào trường tiểu học, thì cụm từ lớp Trưởng, lớp Phó được thay bằng Hội đồng tự quản. Sự thay thế đó đã mạng lại một hiệu quả tích cực, học sinh mạnh dạn tự tin năng nổ hơn nhiều. Học sinh có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động.Tôi muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa Hội đồng tự quản của lớp, nhóm trưởng, trưởng các ban. Các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của mình, tôi thấy các em rất vui, rất hào hứng, và ba em được bầu

chọn cũng cảm thấy “oai”, thấy tự hào.

Trong mỗi nhóm có một nhóm trưởng do chính học sinh trong nhóm lựa chọn ra để điều khiển nhóm mình. Ngay từ đầu năm, tôi đã tổ chức phổ biến cho các em trong Hội đồng tự quản và các nhóm trưởng biết cách hướng dẫn nhóm, lớp của mình thực hiện các hoạt động học và các em có thể thay phiên nhau làm nhóm trưởng. Vì thế trong một giờ học các em nhóm trưởng có thể như một giáo viên chỉ đạo, hướng dẫn các thành viên trong nhóm thực hiện, tự tiến hành tìm hiểu kiến thức từng nhiệm vụ của hoạt động.

 

     HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN  HỌC KÌ I LỚP 5B

Sau một thời gian xây dựng Hội đồng tự quản, tôi nhận thấy các em rất hứng thú và có trách nhiệm với nhiệm vụ mà thầy giao phó, các em hoạt động một cách rất linh hoạt, các ban trong lớp có thể thay đổi vị trí cho nhau. Trước đây Ban văn nghệ chỉ là các bạn nữ nhưng sau một thơi gian các bạn nam vẫn có thể làm được Ban văn nghệ của lớp.

Để phát huy được tính tích cực của tất cả các em trong lớp thì cứ hai tháng tôi lại thay đổi Hội đồng tự quan một lần, để các em có thể thử sức lãnh đạo của mình, tạo cơ hội cho các em thể hiện bản thân. Không chỉ có vậy tôi còn vận động những bạn học sinh cá biệt của lớp vào trong Hội đồng tự quản để các em hòa nhập cùng các bạn trong lớp, từ đó mà hoàn thiện bản thân của mình. Có lẽ vậy mà trải qua một thời gian mọi động của lớp đều đạt kết quả tốt, cụ thể:

Công tác sệ sinh trường lớp cũng luôn được Đội đánh giá là sạch sẽ gọn gàng. Các em thực hiện một cách chủ động, tự giác.

Ví dụ: vào đầu giờ học, giờ ra chơi hay vào cuối buổi học Ban lao động của lớp thường điều hành các bạn trong nhóm làm trực nhật, vệ sinh lớp học, chăm sóc cây xanh…các em đều ý thức được công việc của mình nên lớp học luôn được sạch sẽ và gọn gàng.

 

Ban Vệ sinh lao động làm sạch lớp và khu vực phân công của lớp

 

 

 

 

 

  1. Biện pháp 2: Phối kết hợp tốt cùng phụ huynh học sinh:

 

Phụ huynh học sinh là chiếc cầu nối quan trọng để người giáo viên chở những chuyến đò kiến thức qua sông một cách tốt nhất. Bởi phụ huynh có ảnh hưởng một cách trực tiếp tới quá trình phát triển nhân cách và nhận thức của học sinh. Do đó người giáo viên chủ nhiệm thành công là người giáo viên đã khai thác thành công mối quan hệ này.

 

yopo.vn–skkn công tác chủ nhiệm lớp 5

yopo.vn–skkn công tác chủ nhiệm lớp 5

Bài viết liên quan
Tìm công ty
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: VU NGO DAN

                                       NGÂN HÀNG VIETCOMBANK, STK : 007 1000 708 544 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng VIB thì chuyển tiền vào STK VIB để tránh bị lỗi treo giao dịch)
NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB, STK: 888 189 686 Copy

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo SANGKIENMOI (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)