SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Dạy học từ láy ở trường tiểu học trên cơ sở khảo sát sách tiếng Việt và đối tượng học sinh lớp 3

  1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

 

1) Lý do chọn đề tài :

Vai trò của từ trong hệ thống ngôn ngữ quy định tầm quan trọng của việc dạy từ ngữ ở tiểu học. Không có một vốn từ  đầy đủ thì không thể nắm ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp. Việc học từ ở tiểu học sẽ tạo cho học sinh năng lực từ ngữ, giúp học sinh nắm tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện để học tập những cấp học tiếp theo và phát triển toàn diện. Vốn từ  của học sinh càng giàu bao nhiêu thì khả năng lựa chọn từ càng lớn, càng chính xác, sự trình bày tư tưởng, tình cảm càng rõ ràng, sâu sắc bấy nhiêu. Vì vậy số lượng từ, tính đa dạng, tính năng động của từ được xem là điều kiện quan trọng hàng đầu để phát triển ngôn ngữ. Cũng chính vì vậy, ở tiểu học, từ ngữ không chỉ được dạy trong tất cả các phân môn tiếng Việt mà nó còn được dạy trong tất cả các tiết học của các môn khác như Toán, Tự nhiên xã hội,…. Ở đâu có dạy nghĩa từ, dạy sử dụng từ, thì ở đó dạy từ ngữ.

Từ những mục đích giáo dục trên, việc dạy học phân môn “Luyện từ và câu” trong môn Tiếng Việt đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. đây là sự kết hợp của hai phân môn riêng biệt đó là Từ ngữ, Ngữ pháp trong chương trình tiểu học trước đây. Nó phù hợp với yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới, thể hiện được quan điểm dạy học mới là gắn liền những kiến thức về lý thuyết ngôn ngữ với việc đưa chúng vào hiện thực sử dụng gắn lý thuyết với thực hành. Nội dung chương trình của phân môn luyện từ và câu ở tiểu học rất phong phú và đa dạng. Phân môn này có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng Việt như từ loại, loại từ, cụm từ, câu, đoạn văn,… và cấu trúc của chúng nhằm giúp học sinh có hiểu biết về ý nghĩa tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt trong trình bày văn bản nói hoặc viết.

Dạy học từ láy ở tiểu học nói chung, ở lớp 3 nói riêng là một trong những nội dung quan trọng nhằm cung cấp cho học sinh có những hiểu biết cơ bản về các kiểu từ của tiếng Việt. Từ láy là một loại từ của từ phức, là sản phẩm của phương thức láy. Khi học từ láy, học sinh được tiếp thu thêm những kiến thức phong phú và đa dạng của tiếng Việt.

Vậy từ láy được đưa vào trong chương trình lớp 3 như thế nào? Có mấy kiểu từ láy được giảng dạy ở lớp 3?,v.v… đó chính là những câu hỏi đa thôi thúc tôi lựa chọn đề tài :“Dạy học từ láy ở trường tiểu học trên cơ sở khảo sát sách tiếng Việt và đối tượng học sinh lớp 3”  để làm nội dung nghiên cứu báo cáo tốt nghiệp cuối khoá.

2/ Ý nghĩa của đề tài :

Dạy học từ láy ở lớp 3 nghĩa là dạy học sinh hiểu thế nào là từ láy, có mấy kiểu từ láy, sử dụng từ khi nào, mục đích của việc dùng từ láy trong văn bản. Những khái niệm này sẽ giúp học sinh nắm về từ láy một cách sâu sắc và biết sử dụng từ láy trong khi nói hoặc viết một cách có ý thức.

Đề tài :“Dạy học từ láy ở trường tiểu học trên cơ sở khảo sát sách tiếng Việt và đối tượng học sinh lớp 3” là một nội dung nhằm nghiên cứu về từ láy được giảng dạy trong chương trình lớp 3 ở tiểu học. Thống kê và phân loại các loại từ láy được sử dụng trong chương trình đồng thời khảo sát việc sử dụng từ láy của học sinh trong trình bày văn bản (viết văn). Để từ đó có những cơ sở ban đầu cho việc đánh giá việc dạy từ loại ở lớp 3 và đưa ra những ý kiến kiến đề xuất có tính khả thi trong việc dạy từ láy cho học sinh lớp 3 nói riêng ở tiểu học nói chung.

 

3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

  1. a) Đối tượng nghiên cứu :

– Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tìm biểu về nội dung chương trình dạy từ láy ở lớp 3 trong sách giáo khoa hiện hành.

– Khảo sát thực tế học sinh lớp 3 trường tiểu học ……………, sử dụng từ láy trong trình bày văn bản viết (tập làm văn).

b/ Phạm vi nghiên cứu:

Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, kiến thức của bản thân chưa sâu nên đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi trường tiểu học ……………,

 

4/ Phương pháp nghiên cứu.

  1. Phương pháp thống kê: là một trong những phương pháp cơ bản của đề tài nhằm thống kê các kiểu từ láy được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 3.
  2. Phương pháp phân loại : Dựa trên những số liệu đã được thống kê, tôi sử dụng phương pháp này nhằm phân loại các nhóm của từ láy để xác định và phân tích đề tài.
  3. Phương pháp phân tích, tổng hợp :Sau khi có những cơ sở của nội dung đề tài từ khảo sát, thống kê. Tôi tiến hành phân tích, tổng hợp các yếu tố trong nội dung yêu cầu của đề tài và trình bày những đề xuất, kiến nghị phù hợp với nội dung nghiên cứu.

Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác để bổ sung cho quá trình nghiên cứu của đề tài.

 

  1. THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC VỀ TỪ LÁY

 

I/ Khảo sát từ láy trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 3 :

1) Thống kê số lượng các từ láy trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 3:

Trong chương trình sách giáo khoa tiếng Việt 3 gồm có 6 phân môn, trong đó nội dung của phân môn kể chuyện được lấy từ phân môn tập đọc. Còn lại các môn các có nội dung độc lập, riêng một số trường hợp có sử dụng lại một số đoạn văn hoặc cả bài lấy từ phân môn tập đọc. Số lượng từ láy được đưa vào các phân môn như sau :

* Môn tập đọc :

TT Tên bài Các từ láy được sử dụng Số lượng
1 Cậu bé thông minh Om sòm 1
2 Hai bàn tay em Hồng hồng, giăng giăng 2
3 Cô giáo tí hon Nhịp nhịp, ríu rít, núng nính, mân mê, khúc khích 5
4 Chiếc áo len Lất phất, phụng phịu, bối rối, thì thào 4
5 Quạt cho bà ngủ Thiu thiu, lim dim 2
6 Người mẹ Khẩn khoản, lã chã 2
7 Mẹ vắng nhà ngày bão Thao thức 1
8 Ông ngoại Loang lổ 1
9 Cuộc họp của chữ viết lấm tấm 1
10 Bài tập làm văn Thỉnh thoảng, ngắn ngủi, vất vả, lia lịa 4
11 Ngày khai trường Hớn hở, gióng giả 2
12 Nhớ lại buổi đầu đi học Nao nức, mơn man, nảy nở, quang đãng, bỡ ngỡ, ngập ngừng 6
13 Trận bóng dưới lòng đường Ríu rít, ấm áp 2
14 Những chiếc chuông reo Lanh canh, ấm áp, náo nức 3
15 Giọng quê hương Vui vẻ, lúng túng, lẳng lặng, bùi ngùi 4
16 Đất quý đất yêu Trồng trọt, thiêng liêng 2
17 Vẽ quê hương Bát ngát. 1
18 Chõ bánh khúc của dì tôi Long lanh, lấp ló, xinh xắn, hăng hắc 4
19 Nắng phương nam Ríu rít, lòng vòng, rạo rực, nhao nhao, tủm tỉm, sửng sốt, xoắn xuýt, hớn hở, rung rinh 9
20 Cảnh đẹp non sông Quanh quanh, sừng sững, bát ngát, lóng lánh 4
21 Luôn nghĩ đến miền nam Hóm hỉnh, mãi mãi 2
22 Vàm cỏ đông Tha thiết, phe phẩy, chơi vơi, ăm ắp 4
23 Cửa tùng Rì rào, mênh mông, 2
24 Người liên lạc nhỏ Nhanh nhẹn, lững thững, lù lù 3
25 Hũ bạc của người cha Dành dụm, vất vả, làm lụng 3
26 Nhà bố ở Sừng sững, chót vót 2
27 Đôi bạn San sát, nườm nượp, lấp lánh, san sát, lăn tăn, vùng vẫy, lướt thướt, ngần ngại. 8
28 Về quê ngoại Quên quên, nhớ nhớ, ríu rít, êm đềm 4
29 Ba điều ước Tấp nập, bồng bềnh, 2
30 Mồ côi xử kiện Lạch cạch 1
31 Anh đom đóm Long lanh 1
32 Âm thanh thành phố Rền rĩ, lách cách, ầm ầm 3

TẢI

yopo.vn–SKKN TỪ LÁY LỚP 3

Bài viết liên quan
Tìm công ty
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: VU NGO DAN

                                       NGÂN HÀNG VIETCOMBANK, STK : 007 1000 708 544 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng VIB thì chuyển tiền vào STK VIB để tránh bị lỗi treo giao dịch)
NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB, STK: 888 189 686 Copy

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo SANGKIENMOI (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)