“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU MÔN TIN HỌC “
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, tin học đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực: Giáo dục, trong công việc và đời sống. Chính vì vậy việc làm sao để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu được cầu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đang là vấn đề mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm.
Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Tin học là môn học bắt buộc. Giáo dục tin học đóng vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư và toàn cầu hoá. Tin học có ảnh hưởng lớn đến cách sống, cách suy nghĩ và hành động của con người, là công cụ hiệu quả hỗ trợ, biến việc học thành tự học suốt đời. Môn Tin học giúp học sinh thích ứng và hoà nhập được với xã hội hiện đại, hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tin học để học tập, làm việc và nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để khuyến khích học sinh học môn Tin học và tìm kiếm tài năng, hàng năm tỉnh Bắc Giang đã tổ chức hội thi Tin học trẻ nhằm tạo phong trào học tập, ứng dụng công nghệ thông tin góp phần phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Chỉ thị số: 3398/CT-BGDĐT của Bộ giáo dục đào tạo ngày 11/8/2011 chỉ rõ một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2011/2012 là “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy – học và công tác quản lý giáo dục. ”
Hướng dẫn số: 3869/BGDĐT-GDTH của Bộ GDĐT về tổ chức dạy học môn Tin học và tổ chức hoạt động giáo dục Tin học cấp tiểu học từ năm học 2019 – 2020. “Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức dạy học môn Tin học tự chọn ở các trường tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tăng số lượng trường, lớp, học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 được học môn Tin học”.
Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên môn tin học là môn bắt buộc ở cấp tiểu học vào trong nhà trường và ngay từ Tiểu học học sinh được tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực Công nghệ thông tin, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo
- Mục đích nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm
Mục đích trang bị cho HS kiến thức về công nghệ thông tin, học sinh sử dụng máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện học sinh một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kỳ hiện đại hóa.
Có hiểu biết ban đầu về Tin học và ứng dụng Tin học trong học tập và trong đời sống.
Có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những môn học khác, trong hoạt động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thích ứng với đời sống xã hội hiện đại.
Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ Tin học.
Nâng cao chất lượng giảng dạy Câu lạc bộ yêu thích môn Tin học và đổi mới phương pháp dạy môn Tin học ở Tiểu học.
- Đối tượng nghiên cứu.
Môn tin học lớp 3, 4, 5.
Học sinh có năng khiếu khối lớp 3, 4, 5 trường Tiểu học TT …………………
- Nhiệm vụ của Sáng kiến kinh nghiệm.
Môn Tin học ở bậc Tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về công nghệ thong tin như: Một số bộ phận của máy tính, rèn luyện kỹ năng sử dụng chuột, bàn phím và sử dụng một số phần mềm ứng dụng như: Word, Paint, powerpoint, Logo…
Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần cho người lao động hiện đại như:
+ Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin.
+ Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập.
+ Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm Tin học.
+ Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập.
+ Biết khai thác các thông tin trên mạng để phục vụ vào công việc học tập của mình.
- Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Bộ môn Tin học ở trường Tiểu học chủ yếu là sử dụng phương pháp trực quan sinh động để ứng dụng thực hành do đó việc nghiên cứu lý luận là không thể thiếu do vậy khi xây dựng Sáng kiến này tôi đã nghiên cứu các tài liệu tham khảo sau: Hướng dẫn học Tin học lớp 3, Hướng dẫn học Tin học lớp 4, Hướng dẫn học Tin học lớp 5, Toán suy luận Logic ở Tiểu học, Các bài toán lý thú ở Tiểu học,…..
Phương pháp ứng dụng thực tiễn
Vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài; phát huy tính tích cực, độc lập, tự giác của học sinh; tôn trọng và khích lệ những sáng tạo của học sinh;
Khuyến khích học sinh học theo hướng tích cực: Tự nghiên cứu, trao đổi, thảo luận để tìm ra cái mới.
Những bài hướng dẫn kiến thức mới, giáo viên cần lấy ví dụ và ra bài tập mang tính chất vui chơi để gây hứng thú học tập cho học sinh đồng thời giúp các em ghi nhớ được tốt hơn.
Hầu hết các bài toán giáo viên chỉ nên gợi mở để học sinh tìm tòi ra cách giải; không nên giải cho học sinh hoàn toàn…
Khi chữa bài phải giải một cách chi tiết để giúp học sinh hiểu sâu sắc bài toán; đặc biệt là những bài toán khó những bài học sinh sai sót nhiều. Đồng thời uốn nắn những sai sót và chấn chỉnh cách trình bày của học sinh một cách kịp thời.
PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG
- Một số vấn đề liên quan.
Nghị quyết 40/2000/QH10 và Chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thong tin vào dạy và học.
Chỉ thị 29/CT của Trung ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường.
Trong nhiệm vụ năm học 2011/2012 Bộ trưởng giáo dục đào tạo nhấn mạnh: Khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của chính phủ và đề án dạy Tin học ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông của ngành. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy – học và công tác quản lý giáo dục.Tiếp tục thực hiện tổ chức dạy học môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ngày 26/8/2016, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã ký ban hành Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 – 2017 của ngành Giáo dục. “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả. Xây dựng kho bài giảng e-Learning trực tuyến đáp ứng nhu cầu tự học và học tập suốt đời của người học, thu hẹp khoảng cách tiếp cận các dịch vụ giáo dục và đào tạo có chất lượng của người học giữa các vùng, miền”.
Hướng dẫn số 3869/BGDĐT-GDTH của Bộ GDĐT về tổ chức dạy học môn Tin học và tổ chức hoạt động giáo dục tin học cấp tiểu học từ năm học 2019 – 2020. “Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức dạy học môn Tin học tự chọn ở các trường tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tăng số lượng trường, lớp, học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 được học môn Tin học. Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục môn học; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Tin học, tăng cường đầu tư nâng cấp thiết bị dạy học để từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học.
– Nhà trường:
Nhà trường có 40 máy tính phục vụ cho việc học của học sinh, có phòng học riêng, được đầu tư hệ thống máy chiếu thông minh, máy móc trang thiết bị đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu việc dạy và học tin học.
Chuyên môn nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo việc dạy và học tin học, vạch ra kế hoạch bồi dưỡng Câu lạc bộ yêu thích Tin học ngay từ đầu năm học.
Chính quyền địa phương và phụ huynh luôn đồng thuận ủng hộ.
– Giáo viên:
Bản thân được đào tạo đúng chuyên ngành Tin học, có tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi và dành nhiều tâm huyết trong việc giảng dạy nói chung và trong việc bồi dưỡng Câu lạc bộ yêu thích Tin học nói riêng. Giáo viên đã góp phần khơi dậy phong trào học tập Tin học cho học sinh và việc ứng dụng công nghệ thong tin trong giảng dạy của nhà trường một cách sôi nổi. Trường chúng tôi đã bồi dưỡng được nhiều học sinh có năng khiếu tham gia Hội thi tin học trẻ không chuyên cấp huyện và cấp tỉnh đạt kết quả cao.
– Học sinh:
Vì đây là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực, kiến thức mới nên học sinh rất hứng thú. Nhiều học sinh gia đình có máy tính và có nối mạng Internet nên việc học sinh nắm và thực hành theo các bài tập trong sách giáo khoa là rất dễ dàng. Chính vì vậy nên rất thuận lợi cho giáo viên trong việc nâng cao cho những đối tượng học sinh có năng khiếu.
- Khó khăn:
– Nhà trường:
Nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng Câu lạc bộ yêu thích Tin học nhưng không dành nhiều thời gian bồi dưỡng vì học sinh chủ yếu học 2 buổi/ngày. Giáo viên chỉ chủ yếu bồi dưỡng kết hợp trong các giờ học trong chương trình theo phương pháp dạy phân hóa đối tượng.
– Giáo viên:
Tài liệu tham khảo nâng cao dành riêng cho bộ môn Tin học còn quá ít. Nhất là những tài liệu nói về phương pháp dạy học đặc trưng của môn tin học.
Bản thân mới chuyển từ trường khác về đơn vị mới
– Học sinh:
Năm học đầu tiên học sinh được học môn Tin học.
Việc học sinh tiếp cận với kiến thức cao, sâu hơn còn nhiều hạn chế. Học sinh khối 3, 4, 5 học chung một quyển Hướng dẫn học Tin học lớp 3.
Bên cạnh đó phụ huynh học sinh cũng chưa thấy được tầm quan trọng của việc học Tin học nên không đầu tư cho con em nhiều trong vấn đề nay.
- Đề xuất các giải pháp.
3.1. Phát hiện và tuyển chọn.
Chất lượng, hiệu quả của Câu lạc bộ phụ thuộc phần lớn vào đối tượng học sinh được tuyển chọn.
Trước khi thành lập Câu lạc bộ tôi quan tâm tới đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yêu thích môn học, những học sinh có khả năng học tốt môn Tin học, môn toán, môn vẽ…; tìm hiểu tố chất, năng lực lĩnh hội kiến thức cũng như tâm lý, nhu cầu, động cơ học tập của các em để đo mức độ hứng thú và say mê học tập. Trên cơ sở đó, kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng và ý thức học tập của các em; khích lệ, động viên kịp thời.
Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu cần được tiến hành từ đầu năm lớp 4 thông qua quá trình giảng dạy trên lớp, qua các giờ thực hành, qua các bài kiểm tra, đặc biệt các bài có tính tuyển chọn.
Thực tế ngay trong năm học lớp 3 giáo viên đã phải phát hiện những em có tố chất và có tinh thần say mê môn học và từ đó có kế hoạch bồi dưỡng ngay trong các buổi thực hành trong chương trình, để có kế hoạch bồi dưỡng ở lớp trên.
Đến năm học lớp 4 thì việc hình thành đội tuyển đã dần dần được cụ thể. Vì đây là môn học đặc trưng, việc thi Tin học không chuyên lại liên quan đến nhiều kiến thức của môn học khác đặc biệt là môn toán. Vì vậy giáo viên Tin học sau khi phát hiện một số học sinh có năng khiếu thì phải tìm hiểu khả năng học toán, vẽ của các học sinh đó đó thông qua giáo viên chủ nhiệm. Mặt khác có những học sinh giỏi toán nhưng chưa say mê môn tin học thì giáo viên Tin học lại động viên khích lệ những học sinh này yêu thích môn học của mình để từ đó có thể bổ sung thêm vào danh sách đội tuyển.
Tổ chức cho học sinh tham gia sinh hoạt câu lạc bộ “Yêu thích Tin học” để từ đó khơi dậy phong trào học tập và tìm tòi khám phá về công nghệ thông tin cho học sinh và là động lực cho học sinh phấn đấu học hỏi không những trong trường mà có thể tự học ở nhà, học qua bạn bè, học qua anh chị, học qua mạng Internet …. Đây cũng là hình thức để phát hiện những học sinh có năng lực về môn học để làm nòng cốt cho Câu lạc bộ.
3.2. Bồi dưỡng.
- Giáo viên:
Năng lực, phẩm chất, uy tín của người giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.
Thầy cô là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết định trong việc bồi dưỡng năng lực học tập, truyền dạy hứng thú, niềm say mê môn học cho học sinh. Để dạy được học sinh có khả năng và phương pháp tự học thì bản thân thầy cô cũng phải tự học tập, rèn luyện, cố gắng hoàn thiện về phẩm chất và năng lực chuyên môn, tâm huyết với công việc, yêu thương học trò, giúp đỡ đồng nghiệp.
Các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại phải được sử dụng linh hoạt và nhuần nhuyễn, phải nhằm vào việc phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh, tích cực trong lĩnh hội kiến thức.
Giáo viên phải rất cố gắng và nghiêm túc với chính mình trong các khâu của quá trình tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, trong đó có khâu chuẩn bị thiết kế nội dung bồi dưỡng. Đặc biệt môn Tin học là một lĩnh vực không ngừng phát triển và thay đổi vì vậy người giáo viên giảng dạy Tin học phải không ngừng học tập và cập nhật những kiến thức mới về lĩnh vực công nghệ thông tin để kịp thời bổ sung cho học sinh khi mà sách giáo khoa Tin học chưa bổ sung kịp thời…
b.Về lượng kiến thức bồi dưỡng cho học sinh.
Kiến thức là chìa khóa, nền tảng cho việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu từ cấp huyện, cấp Tỉnh đến cấp quốc gia. Học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản và xuyên suốt chương trình ngoài ra cần có những kiến thức mở rộng nâng cao mới có khả năng giải các đề thi Tin học trẻ không chuyên các cấp. Với đặc trưng môn học và hình thức tổ chức thi Tin học trẻ không chuyên như những năm học trước. Theo tôi cần bồi dưỡng cho học sinh 4 mảng kiến thức sau:
* Mảng kiến thức chung về máy tính.
Đây là mảng kiến thức quan trọng giúp các em thông hiểu về máy tính; cấu trúc và sơ đồ làm việc, các thuật ngữ Tin học, các từ viết tắt bằng tiếng Anh, các hệ điều hành, chương trình ứng dụng, khái niệm về hệ điều hành, khái niệm về đường dẫn, phần cứng, phần mềm, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, quy tắc đặt tên tệp, thư mục.
Ngoài ra phải cung cấp cho học sinh biết hệ đếm nhị phân dùng trong máy tính, đơn vị đo thông tin và cách quy đổi giữa các đơn vị đo thông tin. Đây hầu như là các kiến thức mở rộng và nâng cao ngoài chương trình sách giáo khoa Tin học Tiểu học.
Nội dung kiến thức này phải được giáo viên thiết kế thành từng mảng nhỏ cung cấp cho học sinh vừa qua lý thuyết vừa qua thực hành thông qua các buổi học ở lớp và các buổi ôn luyện tập trung. Vì đây là mảng kiến thức nâng cao và có tính trừu tượng nên giáo viên phải giảng giải kỹ để học sinh nắm được vấn đề một cách sâu sắc.
Ví dụ: Khi cung cấp cho học sinh khái niệm bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài. Giáo viên cung cấp khái niệm rồi sau đó lấy ví dụ trực quan minh họa.
– Khái niệm bộ nhớ trong: Là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lý.Gồm có 2 phần: ROM và RAM.
– Khái niệm bộ nhớ ngoài: Dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài và hỗ trợ cho bộ nhớ trong. Bộ nhớ ngoài thường là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash, USB…
Thiết bị nào là bộ nhớ trong?
- CD ROM B. USB C. ROM
Nếu giáo viên không giảng giải thấu đáo học sinh sẽ nhầm lẫn và cho rằng CD ROM là bộ nhớ trong.
* Mảng kiến thức kỹ năng thực hành soạn thảo và xử lý văn bản, trình chiếu Powe point.
Cung cấp nhiều kiến thức nâng cao và rèn học sinh thực hành thành kỹ năng kỹ xảo trong việc xử lý văn bản và thiết kế bài trình chiếu:
Để học sinh có kỹ năng thao tác nhanh với máy tính nói chung với phần mềm soạn thảo văn bản và trình chiếu nói riêng. Ngay từ đầu năm học lớp 3 cùng với việc rèn luyện học sinh đại trà kỹ năng gõ phím bằng mười ngón giáo viên chú trọng đến những học sinh mà mình đã phát hiện để bồi dưỡng học sinh có năng khiếu ở các lớp trên. Với những em này giáo viên nên động viên, khích lệ để học sinh tạo thành thói quen thao tác nhanh với máy tính trong tất cả các phần mềm: phần mềm học tập cũng như phần mềm giải trí.
Để có được thao tác nhanh thì cần có kiến thức vững chắc, khi có kiến thức vững chắc thì mọi thao tác trở thành kỹ năng, kỹ xảo giúp học sinh thực hiện nhanh.
Ví dụ: Khi dạy cho học sinh thao tác lưu tệp văn bản, giáo viên cần cung cấp nhiều cách thực hiện để học sinh lựa chọn cách làm nhanh nhất đó cũng tăng thêm kiến thức tin học cho học sinh.
Hay với nhiều thao tác khác giáo viên cần cung cấp và hướng dẫn học sinh thực hiện bằng chuột và bằng bàn phím như vậy vừa giúp học sinh thao tác nhanh lại có thể xử lý văn bản trong trường hợp chuột bị hỏng.
Với nội dung kiến thức “Thiết kế bài trình chiếu” trong sách giáo khoa Hướng dẫn Tin học Tiểu học thì học sinh thực hiện khá dễ dàng vì vậy cần mở rộng và nâng cao cho học sinh có năng khiếu những nội dung kiến thức sau:
Tạo hiệu ứng nâng cao, tạo hiểu ứng âm thanh và cách hiển thị hiệu ứng Chèn ký hiệu đặc biệt; tạo chữ nghệ thuật, chèn file âm thanh và file video vào bài trình chiếu; định dạng trang in… với phương châm giúp học sinh “học đến đâu thực hành đến đấy”. Giáo viên vừa cung cấp kiến thức mở rộng vừa làm mẫu trên máy chiếu và cung cấp bài mẫu cho học sinh thực hành. Lúc đầu là yêu cầu học sinh thao tác đúng sau dần cần yêu cầu cao hơn vừa đúng và phải nhanh.
Tìm hoặc thiết kế các bài trình chiếu mẫu yêu cầu học sinh thực hiện và thi đua lẫn nhau trong nhóm Câu lạc bộ.
Qua việc soạn thảo bài trình chiếu theo mẫu cần yêu cầu học sinh có những nhận xét chung về cách trình bày và tạo hiệu ứng cho bài trình chiếu từ đó có thể tự soạn thảo và trình bày bài trình chiếu theo một chủ đề nào đó như: Giới thiệu về trường, giới thiệu về gia đình…….
* Mảng kiến thức kỹ năng vẽ tranh bằng phần mềm Paint.
Vẽ tranh là nội dung kiến thức mang đậm tính năng khiếu vì vậy cần phối hợp với giáo viên mỹ thuật. Để chọn được một học sinh hội đủ các tiêu chuẩn có năng khiếu Tin, Có năng khiếu Toán, có năng khiếu vẽ thì rất khó nên chỉ chú trọng vào hai yếu tố đầu và bồi dưỡng thêm khả năng vẽ tranh trên máy tính.
Với nội dung này thì cần sự hỗ trợ của giáo viên mỹ thuật. Giáo viên mỹ thuật có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh phác thảo bức tranh có bố cục chặt chẽ và nổi bật chủ đề cần thể hiện. Còn giáo viên tin học hướng dẫn học sinh bằng các công cụ và kỹ thuật vẽ tranh trên máy tính chuyển thể ý tưởng của bức tranh đó vào máy.
Trong quá trình dạy phần mềm “Em tập vẽ” giáo viên hướng dẫn cụ thể cách sử dụng các công cụ vẽ và vận dụng một cách linh hoạt các thao tác xử lý một phần hình vẽ. Như việc sao chép, xoay, lật hình vẽ hay việc trau chuốt hình vẽ cùng với sự sáng tạo việc sử dụng công cụ vẽ hoặc trong pha màu và tô màu làm cho bức tranh nổi bật.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh vẽ bình hoa.
Chỉ cần vẽ một đường cong sau đó sao chép thành 2 đường và lật một đường vừa sao chép theo chiều ngang, vẽ đáy và miệng rồi trang trí.
Sử dụng dụng cụ linh hoạt sáng tạo trong quá trình vẽ.
Để hoàn thành một bức tranh vẽ trên máy mất rất nhiều thời gian vì vậy với nội dung này giáo viên cần ra chủ đề và vạch ra một số ý tưởng để thể hiện theo chủ đề đó rồi yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành và Mail cho giáo viên để giáo viên kiểm tra chỉnh sửa, bổ sung cho bài vẽ của học sinh lần sau được tốt hơn lần trước. Nên chú trọng việc sạng tạo của học sinh trong vẽ tranh không nên gò ép học sinh vẽ theo chủ quan của giáo viên.
Cần sưu tầm và giới thiệu những tranh vẽ đẹp để học sinh tham khảo.
* Mảng kiến thức thế giới Logo và toán học:
Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Tin học nhưng lại luôn đi kèm với việc bồi dưỡng toán học, bởi vì trong cuộc sống cũng như trong các Hội thi tin học trẻ hai nội dung này luôn đi kèm với nhau liên quan đến nhau rất mật thiết. Học giỏi toán là cơ sở để giải các bài toán tin, toán lập trình sau này.
Nhưng với nội dung và phạm vi của Sáng kiến Tôi chỉ muốn nói đến một số dạng toán mà ta thường gặp trong các hội thi tin học trẻ. Toán học thì rộng và đa dạng ta bồi dưỡng cho học sinh không phải mong cho trúng đề, trúng dạng mà bồi dưỡng cho học sinh năng lực suy luận toán học để từ đó phát triển được tư duy của các em và các em có thể chủ động vận dụng giải bất kỳ dạng toán nào thuộc cấp học của mình.
Với nội dung này cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bồi dưỡng Câu lạc bộ năng khiếu Toán của trường. Tham khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bồi dưỡng toán để có những đánh giá sát với năng lực học toán của từng học sinh từ đó có biện pháp thích hợp với từng em nhằm giúp các hiểu và vận dụng giải được các dạng toán suy luận logic thường gặp trong Hội thi Tin học trẻ không chuyên. Phối kết hợp với giáo viên bồi dưỡng toán thông qua việc sưu tầm được các dạng toán logic, toán suy luận, toán hay để bồi dưỡng cho học sinh.
Ở đây tôi chỉ đưa ra một vài dạng toán trong nhiều dạng thường gặp trong các Hội thi tin học trẻ.
+ Dạng toán tìm tổng:
Đây là dạng toán tìm số số hạng của dãy rồi tính tổng của dãy theo quy luật…
Cách giải: Xét xem số liền sau hơn số liền trước bao nhiêu đơn vị? Sau đó tính số số hạng trong dãy rồi thực hiện tính tổng của dãy số đó thực hiện sử dụng câu lệnh trên phần mềm Logo để giải.
Ví dụ: Sử dụng phần mềm Logo để giải bài toán sau:
Tính tổng s=3+7+11+15+19+…cho đến khi số cuối cùng gần bằng 100 nhất
to tong
make “s 0
make “a 3
while [:a <100 ][make “s :s +:a make “a :a +4] rt 90 label :s
end
chạy thủ tục tong ta được kết quả là 1275
+ Dạng toán tổng – tỉ
Cách giải:
Vẽ sơ đồ theo dữ kiện bài ra
Tìm tổng số phần bằng nhau
Tìm chiều dài, chiều rộng và tính diện tích.
Sau đó sử dụng câu lệnh trên phần mềm Logo để giải.
Ví dụ: Sử dụng phần mềm Logo để giải bài toán sau:
Một hình chữ nhật có chu vi 56. Biết rằng chiều rộng bằng ¾ chiều dài. Hãy tính diện tích của hình chữ nhật đó ?
to dt
cs
ht
make “a (28*4)/7
make “b 28-:a
make “s :a*:b
rt 90
label[Dien tich hinh chu nhat la:]
pu
fd 250
pd
label :s
Giáo viên phải tham khảo tìm kiếm các dạng toán hay toán khó, toán suy luận logic cấp tiểu học qua sách chuyên đề bồi dưỡng HSG toán lớp 4, 5, qua các kỳ thi tin học trẻ cũng như qua các cuộc giao lưu toán tuổi thơ để bồi dưỡng cho đội tuyển của mình được tiếp cận với nhiều dạng toán và có chiều sâu. Từ đó phát triển được tư duy năng lực giải toán cho học sinh.
- Khơi dậy lòng say mê, yêu thích môn học ở học sinh.
Kinh nghiệm cho thấy: tiến hành hoạt động bồi dưỡng trên đối tượng học sinh không có tố chất đã khó nhưng càng khó hơn nếu các em không có tinh thần say mê học tập bộ môn. Với các học sinh như vậy, thường rất khó. Nếu phát hiện đúng học sinh vừa có tố chất vừa có tinh thần say mê học tập thì coi như việc bồi dưỡng đã thành công đến 60%. Vậy làm thế nào để khơi dậy lòng say mê, yêu thích môn học ở học sinh?. Theo tôi cần áp dụng một số biện pháp sau:
– Động viên, khích lệ kịp thời khi học sinh làm tốt hoặc khi học sinh tự tìm ra các thao tác để giải quyết một yêu cầu nào đó của môn học.
– Vì đặc thù môn học nên giáo viên có thể ra các yêu cầu cao khi mà giáo viên chưa hướng dẫn học sinh, hoặc lấy các đề thi trắc nghiệm của những năm học trước, của các cấp các địa phương khác phát cho những học sinh trong Câu lạc bộ ban đầu để học sinh về nhà tự tìm hiểu thông qua cha mẹ, anh chị, qua mạng hay tự tìm tòi thực hành để giải quyết yêu cầu đó. Những kiến thức mà học sinh tự mình khám phá có ý nghĩa rất lớn đối với tinh thần học tập của các em và đó cũng là những kiến thức được khắc sâu trong trí nhớ của các em nhiều nhất. Việc làm này chính là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học của học sinh.
Ví dụ: Giáo viên có thể ra các câu hỏi trắc nghiệm dạng sau khi mà chưa dạy cho học sinh kiến thức để trả lời các câu hỏi này.
Câu 1. Phần mềm nào dưới đây được cài đặt trước nhất trong máy vi tính?
Ms Windows | Ms Office | FireFox | Norton Antivirus |
Câu 2. CPU là cụm từ viết tắt để chỉ?
Bộ xử lí trung tâm | Bộ điều khiển | Bộ nhớ của máy tính |
Câu 3. Virus máy tính không thể lây lan qua
mạng máy tính | đĩa CD | máy quét | thẻ nhớ flash (USB) |
Làm như vậy buộc học sinh phải tự mình mày mò thực hành để tìm ra câu trả lời.
Sau khi học sinh nộp bài làm cho giáo viên thì giáo viên chấm và chữa cho học sinh, trong những lần làm bài sau học sinh sẽ tránh được những nhầm lẫn mà mình đã gặp trước đó. Với cách dạy – học này học sinh rất dễ nhớ lý thuyết.
- d. Về phương pháp và kinh nghiệm làm bài.
Phương pháp và kinh nghiệm làm bài là yêu cầu quan trọng khi bồi dưỡng học sinh câu lạc bộ, bởi nó không chỉ thể hiện tính đặc trưng của bộ môn mà nó quyết định tính hiệu quả trong suốt quá trình ôn luyện. Vì vậy trong quá trình ôn luyện giáo viên cần rèn cho học sinh những kỹ năng sau:
– Với bài thi trắc nghiệm: Đọc kỹ đề và các đáp án. Với những câu hỏi mà mình biết chắc chắn thì tự tin chọn đáp án; với những câu hỏi trong lĩnh vực mà mình nắm chưa chắc thì dùng phương pháp loại trừ…
– Với bài thi thực hành trên máy: Nếu là bài trình chiếu theo mẫu văn bản thì cần đúng nội dung và giống về hình thức. Nếu là đề có tính chất mở thì phải vận dụng những kiến thức đã học để tạo và trình bày bài trình chiếu đầy đủ về nội dung và đẹp về hình thức. Phần vẽ tranh cần chú trọng đến những hình ảnh chính thể hiện được chủ đề sau đó mới vẽ những hình ảnh phụ, vì phần vẽ tranh học sinh thường mất nhiều thời gian. Đặc biệt chú trọng việc lưu kết quả bài làm theo đúng yêu cầu của đề. Tránh tình trạng lưu đè tệp trắng lên bài làm hoặc quên không lưu bài, làm mất bài. Hướng dẫn cho học sinh lưu dự phòng bài làm của mình đề phòng trong những trường hợp gặp phải sự cố.
- Kết quả nghiên cứu và ứng dụng.
4.1. Kết quả nghiên cứu.
Trong năm học vừa qua Tôi áp dụng đề tài nay vào việc phát hiện và bồi dưỡng Câu lạc bộ yêu thích môn Tin học ở trường Tiểu học………………… và đã thu được kết quả rất khả quan.
Không những đối tượng học sinh có năng khiếu có chất lượng hơn mà ngay cả học sinh đại trà cũng có tinh thần học hỏi cao hơn, say mê môn học hơn nên chất lượng đại trà cũng từ đó mà được nâng cao. Phong trào học giỏi Tin học cũng được nhân rộng.
Kết quả Thi Tin học trẻ không chuyên các cấp cụ thể như sau:
TT |
Năm học |
Kết quả đạt được ở Hội thi cấp huyện | Tham gia thi cấp tỉnh | ||||
Tổng số | Giải nhất | Giải nhì | Giải ba | Giải KK | |||
1 | 2019-2020 | 5 | 1 | 3 | 1 | 1 |
Nhìn vào bảng chúng ta thấy số lượng học sinh đạt giải rất cao. Nếu ta so sánh với kết quả của các trường khác thì sẽ thấy rõ trường Tôi đạt kết quả cao trong các Hội thi Tin học trẻ các cấp. Trong khi đó trường Tôi học sinh được tiếp cận môn học sau một số trường khác trên địa bàn huyện.
Tôi đã áp dụng thành công sáng kiến của mình cụ thể được nhà trường và địa phương đánh giá cao kết quả bồi dưỡng Câu lạc bộ Tin học.
4.2. Ứng dụng của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến “Biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn tin học ở trường Tiểu học…………………” nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học sinh có năng khiếu, giúp cho học sinh có những kiến thức chuyên sâu và nâng cao về môn Tin học. Phát hiện những tiến bộ dù là rất nhỏ của các em để kịp thời khuyến khích , động viên học sinh hứng thú học tập, sáng tạo.
Trên cơ sở cơ sở lí luận, thực tiễn và phân tích những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh trong quá trình bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Tin học ở trường Tiểu học…………………. Tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn tin học, đồng thời qua quá trình tiến hành nghiên cứu và bồi dưỡng tôi thấy sáng kiến “Biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn tin học ở trường Tiểu học…………………” đã góp phần mang lại hiệu quả rất cao giúp học sinh nắm vững kiến thức và có thể đạt kết quả cao trong Hội thi Tin học trẻ không chuyên các cấp. Như vậy với những biện pháp đã đề xuất đảm bảo được việc thực hiện đúng theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo các nguyên tắc của việc dạy và bồi dưỡng môn Tin học ở bậc tiểu học chứng tỏ tính đúng đắn của sáng kiến.
Sáng kiến kinh nghiệm này được xây dựng không chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân mà còn căn cứ vào cở sở lý luận và cở sơ thực tiễn việc dạy tốt môn tin học ở trường tiểu học.
Sáng kiến kinh nghiệm đã được trao đổi giữa các giáo viên Tin học tại một số trường trong và ngoài huyện. Kết quả cho thấy đó là một hướng đi đúng và phù hợp với quá trình bồi dưỡng học sinh có năng khiếu hiện nay.
Sáng kiến kinh nghiệm trên luôn được sự đồng thuận của Ban giám hiệu cũng như Hội đồng sư phạm và các em học sinh có năng khiếu khối 3, 4, 5 trong nhà trường.
Tuy nhiên khi khi sử dụng một số biện pháp này chúng ta nên áp dụng sao cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể để thu được kết quả tốt nhất, hiệu quả nhất.
Sáng kiến kinh nghiệm mang nội dung “Biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn tin học ở trường Tiểu học…………………” sẽ phần nào giúp các đồng nghiệp có thêm những kinh nghiệm nhằm góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tin học còn mới mẻ trong trường tiểu học hiện nay đặc biệt là những giáo viên trẻ mới vào ngành trong trường Tiểu học.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Kết luận
Việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn tin học ở trường Tiểu học…………………” đã góp phần nâng cao chất lượng Câu lạc bộ yêu thích môn Tin học của nhà trường.
Kinh nghiệm sau nhiều năm bồi dưỡng, có đựơc những thành công đó trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng Câu lạc bộ yêu thích môn Tin học của tôi được tóm tắt ở các điểm sau đây:
– Quá trình tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tin học là quá trình giáo dục nâng cao, biến những học sinh có tiềm năng thành học sinh có khả năng, những học sinh ít hoặc chưa bộc lộ niềm say mê, hứng thú với môn Tin học thành những học sinh say mê, hứng thú với môn tin học. Trong quá trình này vai trò của người giáo viên rất quan trọng. Quan trong từ khâu tuyển chọn, dẫn dắt, truyển dạy, uốn nắn đến việc khích lệ sự cố gắng, tích cực và khả năng tự học, tự sáng tạo của học sinh.
– Phẩm chất, uy tín, năng lực của người giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp, quan trọng, thậm chí có tính quyết định đối với quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Do vậy, giáo viên phải tự đào tạo, tự cố gắng hoàn thiện về phẩm chất và năng lực chuyên môn; tâm huyết với công việc, yêu thương học trò và giúp đỡ đồng nghiệp. Muốn học sinh giỏi, giáo viên cũng phải phải giỏi. Giáo viên giỏi không chỉ ở mức độ truyền dạy kíên thức, chân lý mà cao hơn là, dạy cho học sinh cách đi tìm kiến thức, chân lý từ những bài giảng của mình. Đặc biệt đây là lĩnh vực thay đổi và phát triển liên tục. Giáo viên phải cập nhật kiến thức kịp thời mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của môn học đặc thù này.
– Cùng với sự truyền dạy kiến thức, người giáo viên phải truyền đựơc cảm hứng say mê, yêu mến môn học cho học sinh, đặc biệt là học sinh có năng khiếu. Không có niềm say mê, dù có kiến thức cũng ít sáng tạo và khó đạt đựơc kết quả tốt, khó đạt đựơc đỉnh cao trong học tập và thi cử, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Kiến nghị đề xuất:
Ở đây tôi muốn nhấn mạnh chúng ta áp dụng Sáng kiến không chỉ mong có được học sinh đạt giải tại các Hội thi tin học trẻ nhiều hơn mà cao hơn nữa, ý nghĩa hơn nữa là chúng ta đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực theo đúng tinh thần Văn bản Số 3869/BGDĐT-GDTH của Bộ GDĐT về tổ chức dạy học môn Tin học và tổ chức hoạt động giáo dục tin học cấp tiểu học từ năm học 2019 – 2020. “Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức dạy học môn Tin học tự chọn ở các trường tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tăng số lượng trường, lớp, học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 được học môn Tin học. Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục môn học; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Tin học, tăng cường đầu tư nâng cấp thiết bị dạy học để từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học.
Để thực hiện được tốt các nội dung trên Tôi xin có một số đề xuất như sau:
* Nhà trường : Cần mua sắm thêm trang thiết bị, máy móc dạy học đáp ứng yêu cầu dạy tin học hiện nay.
* Giáo viên:
Tìm tòi, học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
Tích cực tham mưu với nhà trường để tăng cường nâng cấp máy, trang thiết bị dạy học.
* Phụ huynh học sinh:
Cần có sự quan tâm đúng mực quản lý thời gian và tạo điều kiện mua sắm máy tính để các em thực hành ở nhà
Trên đây là một số kinh nghiệm của Tôi trong việc tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tin học ở cấp tiểu học rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và hội đồng khoa học nhà trường và cấp trên để Sáng kiến được nhân rộng và đạt kết quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Nham Biền, ngày 3 tháng 5 năm 2020
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Văn Tuyên |
IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÊN TÀI LIỆU | TÁC GIẢ |
1. Mục tiêu giáo dục tiểu học.
2. Luật giáo dục 2005; 2008; 2009 3. Giáo trình Word thực hành 4. Tin Học Thực Hành 5. Đồ họa thực hành 6. Hướng dẫn học Tin học lớp 3 7. Hướng dẫn học Tin học lớp 4 8. Hướng dẫn học Tin học lớp 5 9. Trang Web Google. com.vn và một số thông tin trên mạng Internet. |
Bộ giáo dục và đào tạo
Bộ giáo dục và đào tạo Văn Thông Quang Hân Dương Mạnh Hùng Đào Thái Lai Đào Thái Lai Đào Thái Lai
|